Lịch tiêm phòng cho chó – chuyên gia hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
Để chăm sóc thú cưng khỏe mạnh, nguyên tắc hàng đầu cần chú ý là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi nuôi chó, việc tiêm phòng lại càng phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Nó không chỉ giúp cún tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, tránh các bệnh nguy hiểm mà còn đảm bảo an toàn cho chính chúng ta. Ngay sau đây, hãy cùng VC pet shop tham khảo lịch tiêm phòng cho chó chi tiết nhất.
Mục lục
- Quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho chó
- Vì sao cần tuân thủ lịch tiêm phòng cho chó?
- Vì sao chó cần có sổ theo dõi sức khỏe?
- Mua sổ theo dõi sức khỏe cho chó ở đâu?
- Vì sao cần tiêm phòng cho chó đúng thời gian?
- Thông tin chi tiết lịch tiêm phòng cho chó con
- Lịch tiêm phòng cho chó tại nhà
- Một số khuyến cáo khi tiêm phòng cho chó
- Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới tiêm phòng cho chó
Quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho chó
Rất nhiều người mới nuôi chó thường có quan niệm sai lầm và chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho chó như sau:
Chó không cần chích ngừa vì ở trong nhà
Rất nhiều người cho rằng chó thường ở trong nhà nên không cần phải tiêm phòng. Do đó, họ không hề mang cún đi phòng khám thú y để tiêm vacxin.
Các chuyên gia khuyến cáo, không phải chó cứ ở trong nhà sẽ được đảm bảo an toàn. Dù cho chúng không ra bên ngoài nhưng vẫn tiếp xúc với các thành viên trong gia đình. Khi con người ra khỏi nhà, lúc trở về có thể đem theo mầm bệnh và nhiễm sang cho chó.
Chỉ cần tiêm phòng là chó được an toàn
Không ít chú chó mặc dù đã được tuân thủ theo đúng lịch tiêm phòng nhưng vẫn bị mắc bệnh bình thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chó có thể bị nhiễm rất nhiều loại bệnh. Việc tuân thủ tiêm phòng chỉ mang tính chất ngăn chặn, phòng ngừa một số bệnh.
Dù cho cún đã được tiêm phòng nhưng chủ nhân vẫn phải theo dõi, quan sát đầy đủ. Trên đời không hề có loại thuốc hay vắc xin thần thánh có thể ngăn chặn toàn bộ bệnh tật.
Chó chỉ cần cho tiêm phòng một lần là đủ
Mặc dù vacxin sẽ đem tới hiệu quả nhưng nó cũng sẽ chỉ có hiệu lực ở một khoảng thời gian tầm 1 năm hoặc vài năm. Vì thế bạn cần tuân thủ lịch tiêm phòng cho chó đầy đủ để đảm bảo cún được bảo vệ an toàn, tránh nguy cơ mắc bệnh.
Vì sao cần tuân thủ lịch tiêm phòng cho chó?
Chó cũng giống như con người, nó cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm. Nếu như không được tiêm phòng đầy đủ, chúng dễ bị nhiễm bệnh rồi chết. Hơn nữa, một số loại bệnh ở chó hoàn toàn có thể lây nhiễm sang cho con người và khiến tính mạng chúng ta bị ảnh hưởng.
Các loại vắc xin sẽ có thành phần chứa các loại virus, vi khuẩn để giảm độc lực. Khi vacxin đi vào cơ thể, hệ miễn dịch được kích thích để tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh xâm nhập.
Trường hợp chó cưng đã từng bị nhiễm bệnh, lúc này hệ miễn dịch đã sẵn sàng nhận biết và tấn công lại các tác nhân gây bệnh hoặc giảm triệu chứng nghiêm trọng. Chó sẽ được tăng cường sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Các chuyên gia cũng nhận mạnh thêm, cho tới nay các bệnh cần tiêm phòng vẫn chưa có thuốc để điều trị. Trường hợp vật nuôi nhiễm bệnh nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Vì thế bạn cần phải lên lịch tiêm phòng và tẩy giun cho chó con đầy đủ tại những cơ sở, bệnh viện thú ý gần nhất.
Việc tiêm phòng cho chó sẽ giúp phòng ngừa một số loại bệnh sau đây:
Bệnh Care
Đây là loại bệnh lây truyền qua việc tiếp xúc với chất bài tiết của cơ thể hay tiếp xúc qua những dụng cụ như bát thức ăn, chuồng nuôi, đồ dùng nhiễm bệnh… Triệu chứng của bệnh Care thường là cún chán ăn, ủ rũ, mắt đỏ, nhiệt độ cơ thể cao, rỉ mắt màu xanh, có nước mũi, yếu sức, tiêu chảy… Một số trường hợp có triệu chứng bại liệt, co giật rất nguy hiểm.
Cho tới hiện tại bệnh Care không có thuốc để đặc trị. Các bác sĩ chỉ có thể dùng những loại thuốc kích thích hệ thống miễn dịch. Một số thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn bệnh nhiễm trùng, điều trị triệu chứng. Khi chó đã mắc bệnh này thì không thể nào lên lịch tiêm phòng được nữa.
Bệnh Parvo
Bệnh này thường lây truyền thông qua nước uống, thức ăn, phân, vật dụng chó nhiễm bệnh. Triệu chứng của bệnh thường là cún đi ngoài ra phân lỏng có lẫn máu với mùi hôi tanh. Cơ thể lúc này sẽ bị mất nước nhanh rồi co giật gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cũng giống như bệnh Care, bệnh Parvo chưa có thuốc đặc trị. Vì thế quá trình điều trị thường dựa vào triệu chứng. Các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh, truyền dịch để ngăn chặn nhiễm trùng. Chó nếu mắc bệnh Parvo tỉ lệ tử vong thường cao. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm phòng cho chó 2 tháng tuổi một cách đầy đủ ngay khi đến tuổi.
Bệnh dại
Bệnh dại thường lây truyền qua nước dãi của chó bị bệnh qua vết thương hở. Bệnh này có thể lây nhiễm sang người vô cùng nguy hiểm. Triệu chứng của chó nhiễm bệnh thường về thần kinh bất thường với 2 giai đoạn là hung dữ và bại liệt.
Với giai đoạn bạt liệt, triệu chứng thường là cơ bắp bại liệt, mệt mỏi, cơ hàm cứng khiến chúng không thể ăn uống. Khi bị bệnh dại thì không thể lên lịch tiêm phòng dại cho chó hay chữa trị được nữa.
Bệnh viêm gan
Viêm gan lây truyền thông qua thức ăn bị nhiễm bệnh từ nước dãi, nước tiểu, phân của chó bị bệnh. Lúc này cún sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ủ rũ, biếng ăn, tế bào bạch cầu thấp, mắt đỏ hoặc đi kèm theo một số dấu hiệu bất thường như bụng phình to, đông máu hoặc tử vong nếu bệnh nặng.
Mặc dù viêm gan có thể điều trị khỏi nhưng cún sẽ vẫn có các triệu chứng mãn tính hoặc tổn thương về mắt liên quan tới viêm giác mạc, đục thủy tinh thể. Cho tới hiện tại, bệnh viêm gan ở chó vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Viêm phế quản, cúm
Đây là 2 bệnh dễ lây lan và giống chó nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Viêm khí quản và cúm đều hay gặp vào thời điểm chuyển mùa hoặc mùa đông. Bệnh sẽ lây truyền qua đường hô hấp. Triệu chứng thường là ho, cảm cúm, khó thở, nước mũi có màu trong, nhiệt độ cao.
Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính nước mũi sẽ có màu xanh. Chó bị nhiễm trùng, dùng miệng để thở gây viêm phế quản hoặc viêm phổi. Một số cún có dấu hiệu co giật, thậm chí là tử vong.
Bệnh Lepto
Bệnh do vi khuẩn gây ra thông qua việc chó uống nước có mầm bệnh hoặc tiếp xúc với vết thương hở trên da. Lúc này vi khuẩn sẽ phát tán thông qua nước tiểu của chó mắc bệnh rồi lẫn vào trong nước hoặc đất. Bệnh Lepto hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người.
Ở giai đoạn đầu, chó sẽ có các biểu hiện như chán ăn, ủ rũ, đi phân lỏng, nôn hoặc đi tiểu ra máu. Với giai đoạn nặng có biểu hiện vàng da. Chó nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Bác sĩ sẽ cho truyền dịch kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh.
Vì sao chó cần có sổ theo dõi sức khỏe?
Cho dù nuôi chó gì đi chăng nữa bạn vẫn cần phải có một quyển sổ theo dõi sức khỏe. Qua cuốn sổ này bác sĩ sẽ dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe của chó cưng, lịch tiêm phòng cho chó thời gian bao giờ, chó có tiền sử mắc bệnh gì không. Bác sĩ sẽ biết được chính xác tình trạng sức khỏe trong trường hợp bị bệnh.
Đây là cuốn sổ rất cần thiết với người nuôi chó. Đặc biệt, khi nhân giống có thể xác định lý lịch, tuổi tác, giống chó. Quá trình mua bán cũng diễn ra nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy cao.
Mua sổ theo dõi sức khỏe cho chó ở đâu?
Tại các cửa hàng, phòng khám, cơ sở thú ý họ thường in sẵn sổ theo dõi cho chó và cấp theo khi bạn mang cún đi tiêm phòng. Khi đem cún đi khám bệnh hoặc tiêm phòng, hãy lấy một cuốn sổ theo dõi sức khỏe cho cún.
Bạn cần cất giữ cuốn sổ này để lưu giữ suốt cuộc đời chú cún. Trong sổ không được tẩy xóa, có vết rách hay nhàu nát. Người lập sổ nên là bác sĩ thú y để tiện theo dõi sức khỏe cho cún.
Trong sổ sẽ bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
- Thông tin chủ nuôi: Họ tên, SĐT, địa chỉ…
- Thông tin về chú chó: Tên, giống, màu sắc, số tai, giới tính..
- Thông tin về bác sĩ: Họ tên, địa chỉ, SĐT…
- Ghi chép thông tin: Lịch tiêm phòng vacxin cho chó, phối giống, điều trị, phẫu thuật, sinh sản….
Vì sao cần tiêm phòng cho chó đúng thời gian?
Ở Việt Nam có khá nhiều loại chó cảnh được ưa chuộng chẳng hạn như Phốc Sóc, Poodle, Pug, Corgi, Alaska, Becgie, Malinois, Bắc Hà, Bắc Kinh, Beagle, Boston, Bull Pháp, Chihuahua, Husky, Rottweiler… Chúng đều sẽ có kích thước khác nhau nhưng về lịch tiêm phòng vacxin cho chó lại tương đương nhau.
Đối với chó con sẽ phải tiêm mũi đầu tiên trước 16 tuần tuổi. Khi được 35 ngày tuổi là thời điểm sớm nhất để tiêm mũi 2 bệnh, 45 ngày tuổi thực hiện tiêm phòng 5 bệnh và 2 tháng tuổi trở lên sẽ tiêm phòng 7 bệnh. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 21 ngày. Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 cũng 21 ngày. Trước tuổi trưởng thành bạn cần đảm bảo cho cún tiêm đủ 3 mũi này để đạt hiệu quả nhất.
Các sen cũng cần lưu ý, hãy nắm rõ lịch tiêm phòng của chó đúng ngày. Trong trường hợp các sự sai lệch sẽ có nguy cơ gây ra các rủi ro như thuốc không phát huy tác dụng, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cún.
Thông tin chi tiết lịch tiêm phòng cho chó con
Việc nắm bắt lịch tiêm phòng cho chó con sẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để sinh vật không xâm nhập vào cơ thể. Đây là cách đơn giản nhất giúp cún phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm và bệnh không có thuốc chữa.
Mũi thứ nhất
- Thời điểm cún được 6 – 8 tuần tuổi sau khi đã không còn bú sữa mẹ
- Tiêm mũi 5 bệnh gồm có: bệnh care, viêm gan truyền nhiễm, Pravo, phổi cúm, ho cũi chó.
Mũi thứ 2
- Thời điểm cún được 10 đến 12 tuần tuổi. Chú ý kể từ khi tiêm mũi 1 tuyệt đối không được tiêm sớm hơn 3 tuần hoặc muộn quá 4 tuần.
- Mũi tiêm 7 bệnh cho chó gồm các bệnh care, viêm gan truyền nhiễm, Pravo, phổi cúm, ho cũi chó, Corona, Lepto.
Mũi thứ 3
- Thời điểm cún được 14 đến 16 tuần tuổi. . Chú ý kể từ khi tiêm mũi 2 tuyệt đối không được tiêm sớm hơn 3 tuần hoặc muộn quá 4 tuần.
- Mũi tiêm 7 bệnh
Tiêm phòng dại cho chó
- Thời điểm khi chó được 13 tháng tuổi
Chú ý: Tiêm phòng dại cho chó không liên quan tới các mũi tiêm đã thực hiện trước đó. Mỗi năm cần tiêm phòng dại một lần để nhắc lại.
Lịch tiêm phòng cho chó tại nhà
- Sau khi cún sinh được 30 ngày cần thực hiện tiêm vacxin ngay.
- Sau 7 đến 8 tuần thực hiện tiêm phòng 6 mũi kết hợp lần đầu tiên.
- Sau 11 đến 12 tuần thực hiện tiêm mũi nhắc lại thứ hai.
- Khi chúng được 25 ngày, 45 ngày, 70 ngày tuổi cần cho tiêm phòng 5 bệnh.
- Cún được 3 tháng tuổi trở lên hãy cho tiêm phòng bệnh dại, thực hiện mỗi năm/ lần.
Một số khuyến cáo khi tiêm phòng cho chó
Khi tiêm phòng cho cún chắc chắn sẽ có khá nhiều điều lo ngại có thể xảy ra. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Tuyệt đối không tiêm phòng nếu thấy chú chó có tình trạng sức khỏe không tốt, nhất là đang mắc bệnh hoặc nội ký sinh trùng tấn công. Trước tiên, bạn cần cho bé cún đi điều trị trước để sức khỏe đảm bảo rồi mới tiêm chủng.
- Bác sĩ thú y mới là người có thể đưa ra lịch tiêm phòng cho chó chuẩn nhất. Do đó, hãy đưa chó cưng tới các cơ sở y tế, phòng khám thú ý có uy tín. Sau khi tiêm xong khoảng 30 phút cần theo dõi tình trạng sức khỏe của chó để tránh các sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra.
- Chỉ lên lịch tiêm phòng cho chó khi cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu như sức khỏe không tốt, sau khi tiêm có thể gặp phải một số tác dụng phụ hoặc sốc thuốc, thậm chí nhiều chú chó nguy hiểm tới tính mạng.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới tiêm phòng cho chó
Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thêm một số những thắc mắc trong quá trình tiêm phòng cho cún để bạn nắm rõ như sau:
Có nên tắm cho chó trước khi tiêm phòng không?
Trước thời điểm tiêm phòng bạn có thể tiến hành tắm cho cún bình thường. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong thì tuyệt đối kiêng không cho bé tắm trong 1 tuần.
Kiêng gì sau khi tiêm phòng cho chó?
Sau khi tiêm xong, bé cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đạm, canxi. Nhưng cũng cần kiêng đồ tanh, sữa, mỡ trong vòng 1 tuần. Nguyên nhân là vì sau khi tiêm xong cơ thể sẽ bị kích thích sản sinh ra kháng thể khiến cún cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt nhẹ.
Có nên cho chó ăn trước khi tiêm phòng?
Trước khi tiêm phòng bạn cần cho cún ăn nhẹ nhàng bằng một chút hạt hoặc đạm.
Tiêm phòng cho chó con bao nhiêu tiền?
Qua khảo sát, giá tiêm phòng cho chó sẽ dao động như sau. Tiêm phòng 5 bệnh giá 120.000 đồng, tiêm phòng 7 bệnh giá 150.000 đồng.
Trường hợp nào chó không được tiêm phòng?
Với một số trường hợp chú cún sẽ không thể thực hiện tiêm phòng như chó đang trong thời kỳ mang thai, chó con mới sinh đang bú sữa mẹ, chó mẹ sau khi sinh nửa tháng, đang trong thời kỳ cho con bú hoặc chó đang bị bệnh.
Nếu áp dụng tiêm phòng cho những trường hợp này có thể gây ra những dấu hiệu trầm trọng về sức khỏe. Thậm chí, nó có thể đe dọa tính mạng nên cần hết sức chú ý.
Trên đây là thông tin từ A đến Z liên quan tới lịch tẩy giun cho chó chi tiết. VC Pet Shop hy vọng đã mang tới cho bạn thông tin hữu ích để nắm rõ thời gian tiêm phòng cho cún. Từ đó giúp bé cưng luôn khỏe mạnh, lớn nhanh, phát triển toàn diện.
VC Pet Shop – Cửa Hàng Thức Ăn, Phụ Kiện Chó Mèo Cao Cấp
- Địa chỉ: Số 8 ngõ 59 phố Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện Thoại: 0922.89.89.39
- Website: https://vcpetshop.com/
- Email: vcpetshopvn@gmail.com